Lịch thời vụ quý II năm 2024
THÁNG 4 | |
TRỒNG TRỌT | - Chăm sóc lúa xuân, chú ý phòng trừ ròi đục lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, và các loại rầy hại lúa, làm cỏ, sục bùn phòng bệnh nghẹt rễ lúa. - Bón thúc cho ngô lúc 6 - 8 lá, phòng trừ các loại sâu ăn lá ngô như sâu keo mùa thu, châu chấu, sâu gai, ... - Chuẩn bị các điều kiện để thu hoạch thuốc lá xuân. - Trồng ngô vụ xuân hè trên đất nương bãi trồng 1 vụ ngô. - Chăm sóc cây thạch đen, lưu ý sâu ăn lá, bệnh thối đen hại trên cây thạch đen. |
CHĂN NUÔI | - Ấp, nuôi vịt đàn. - Chăm sóc trâu bò cái sinh sản, cày kéo; phối giống cho trâu bò cái. - Trồng cỏ, ngô dày, rau lang, bí đỏ làm thức ăn cho gia súc. - Nhân, nhập đàn Ong nuôi tại hộ gia đình.. - Đẩy mạnh tái đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân - Hè. - Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng nuôi và khu vực xung quanh. |
THÚ Y | - Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác. - Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1. - Phòng trị bệnh Ký sinh trùng đường máu cho gia súc. - Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh 1-2 lần/tuần. |
THỦY SẢN | - Tiếp tục hoàn chỉnh, sửa chữa hoặc xây dựng ao mới. Đón nước vào ao. - Phòng trị bệnh: Bón vôi CaC03 với lượng 2-3 kg/100m2 ao; Tắm cho cá bằng nước muối 2-3%/10 lít nước, trong 5-10 phút. - Thả cá giống nuôi thương phẩm vụ chính. Chăm sóc tốt, tăng cường thức ăn cho cá. - Thả nuôi cá lồng, quan sát hoạt động của cá, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra. - Chăm sóc đủ lượng thức ăn giàu Protein cho cá giống. - Quản lý môi trường nước ao nuôi; duy trì mực nước ao ổn định 1,5-2,0m; định kỳ thay nước ao 02 lần/tháng. |
THÁNG 5 | |
TRỒNG TRỌT | - Thu hoạch một số cây trồng vụ xuân: Dưa lê, dưa bở, bầu, bí... - Làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa. - Gieo mạ mùa sớm từ 10/5 đến 20/5; dùng các giống lúa thuần J02, Khang dân 18, DV 108 … giống lúa lai cho năng suất, chất lượng như TH 3-4, TH 3-5, Nhị Ưu 838, GS 55… - Thu hoạch thuốc lá xuân. - Chú ý phòng trừ rầy nâu, lùn sọc đen, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn hại lúa; cây ngô: sâu đục thân đục bắp, sâu gai, sâu keo mùa thu, bệnh khô vằn, chuột; bọ ánh kim, sâu đo hoa hại hồi.
|
CHĂN NUÔI | - Đẩy mạnh tái đàn gia súc, gia cầm. - Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng nuôi và khu vực xung quanh. - Chăm sóc đàn trâu, bò cày kéo để phục vụ sản xuất vụ mùa. - Trồng và chăm sóc các loại cây làm thức ăn cho gia súc như cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ Ghi-nê… - Cho ong xây cầu, nhân thêm đàn, thay ong chúa già. Thu hoạch mật ong.
|
THÚ Y | - Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác. - Tiếp tục tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1. - Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh 1-2 lần/tuần. - Phòng chống các bệnh mùa hè: Cảm nắng, cảm nóng, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy… |
THỦY SẢN | - Thả cá giống nuôi thương phẩm vụ chính. Chăm sóc tốt, tăng cường thức ăn cho cá. - Theo dõi sát sao đàn cá; định kỳ kiểm tra: Đo độ PH, nhiệt độ, oxy hòa tan, độ trong của nước khu vực nuôi cá lồng; tốc độ sinh trưởng của cá 01 lần/tháng. - Bón vôi định kỳ 02 lần/tháng cho ao nuôi. - Đối với nuôi lồng: Hàng tuần phải tiến hành vệ sinh cọ rửa sạch các sinh vật bám trong và ngoài lưới lồng để hạn chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh và đảm bảo thông thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan cho cá phát triển trong suốt quá trình nuôi; phòng bệnh bằng cách treo túi vôi bột dưới đáy lồng và 4 góc lồng; thay định kỳ hàng tháng. |
THÁNG 6 | |
TRỒNG TRỌT | - Gieo mạ mùa trong tháng, Cấy lúa mùa sớm. - Thu hoạch ngô xuân, lúa xuân sớm vào cuối tháng. - Thu hoạch lạc, đỗ tương trong tháng 6. - Phòng trừ sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá trên lúa; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy gây hại trên cây loại rau các loại; sâu đục quả, bệnh thán thư, bệnh thối gốc mốc trắng...hại trên cây ớt; sâu đục thân, bệnh thán thư trên cây hồng; nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành trên cây có múi. - Thu hoạch cây thạch đen.
|
CHĂN NUÔI | - Chăm sóc trâu bò, lợn nái, lợn con… - Vệ sinh tiêu độc khử trùng máng ăn máng uống, chuồng trại và khu vực chăn nuôi. - Trồng cây làm thức ăn gia súc và để dự trữ mùa đông - Thực hiện các biện pháp phòng chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm. - Tiếp tục nuôi dưỡng tốt đàn trâu, bò cày kéo bằng việc bổ sung thức ăn tinh, thức ăn thô xanh tại chuồng. Chống nóng cho đàn vật nuôi; chăn thả trâu, bò theo chế độ đi sớm về muộn. - Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để tránh ruồi muỗi, côn trùng, không để nước đọng và định kỳ phun thuốc sát trùng để hạn chế, ngăn chặn mầm bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm. - Đề phòng mưa bão, cần tu sửa chuồng trại và dự trữ thức ăn cho gia súc. - Rút bớt cầu ong cũ, cầu ong xấu, cầu nhiều ong đực, ổn định ong bám kín cầu. Đề phòng ong bốc bay. |
THÚ Y | - Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác. - Tiêm phòng vắc xin Lép tô cho đàn lợn giống. - Tiêm phòng vắc xin cho gia súc và gia cầm mới nhập đàn. - Tiếp tục phòng chống các bệnh mùa hè: Cảm nắng, cảm nóng… - Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh 1-2 lần/tuần. |
THỦY SẢN | - Theo dõi sát sao tình hình ao nuôi; ngừng chế độ bón phân cho ao vào những ngày quá nắng nóng (tháng 6,7,8); khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40- 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày. - Tăng cường sự chăm sóc, quản lý và bảo vệ các diện tích ao, lồng đã nuôi trồng thuỷ đặc sản. - Chú trọng biện pháp (phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi), những diện tích nuôi thả cá thâm canh, đặc biệt là bệnh Đốm đỏ. - Bón vôi định kỳ 02 lần/tháng cho ao nuôi. - Kiểm tra môi trường xung quanh lồng nuôi; thay túi vôi bột khử trùng dưới đáy lồng cá.
|