Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Nông nghiệp và PTNT

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi

dich_ta_lon.jpg

 

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

 

            I. MỘT SÓ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

            1. Đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

          Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - viết tắt ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điếm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã), mọi lứa tuổi. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Bệnh dịch tả Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.

          2.  Đặc điểm của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi

        - Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi là vi rút có gien di truyền dạng ADN, có vỏ bọc dạng Icoxahedral, kích thước lớn, chi Genus Asfi-vi rút, thuộc họ Asfarviridae. Vi rút có 1 serotype, nhung phát hiện có tới 16 genotypes và nhiều chủng khác nhau có độc lực khác nhau.

         - Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang vi rút suốt đời.

         - Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng; vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°c trong 70 phút hoặc ở 60°c trong 20 phút. Vi rút sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu lợn ở nhiệt độ 4°c trong 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39°c được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50°c tồn tại trong 3 giờ.

          Trong môi trường không có huyết thanh, vi rút có thể bị phá hủy ở pH< 3,9 hoặc ở pH > 11,5. Môi trường có huyết thanh vi rút có thể tồn tại được ở pH - 13,4 trong 7 ngày; không có huyết thanh vi rút có thể sống được 21 giờ.

Hóa chất để diệt vi rút Dịch tả lợn Châu Phi bao gồm ether, chloroform và họp chất iodine hoặc sử dụng Sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1.000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1.000 hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2,3% hoặc chất ortho- rtho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.

           3. Quá trình gây bệnh và lây lan vi rút Dịch tả lợn Châu Phi

           - Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

           - Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lơn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

           4. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

           - Thể quá cấp tính là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

           - Thể cấp tính là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 - 42ºC). Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm ở chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím. Trong 1 - 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6 - 13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn chửa có thể sảy ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus dịch tả lợn suốt đời.

           - Thể á cấp tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bị bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài từ 5 đến 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn chửa sẽ sảy; lợn chết trong vòng 15 - 45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30 - 70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị nhiễm bệnh mãn tính.

           - Thể mãn tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp. Lợn có triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2 - 15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm virus gây nên bệnh sẽ trở thành mãn tính.

            5. Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

            Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vì vậy phải tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học,.... Trong trường hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

              II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN DỊCH TỪ CƠ SỞ CHĂN NUÔI

            Bản chất của vi rút gây bệnh dịch tả Châu Phi không tự lây lan, phát tán nhanh so với một số mầm bệnh khác như vi rút gây bệnh LMLM gia súc, Tai xanh ở lợn, Dịch tả lợn cổ điển. Nhưng nếu có tác động từ yếu tố con người như qua dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn, sản phẩm của lợn... nhiễm mầm bệnh thì có khả năng phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường, từ đó nguy cơ dịch bệnh lây lan ra diện rộng rất cao. Nếu trang trại bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì thiệt hại vô cùng lớn, buộc phải tiêu hủy toàn bộ lợn trong trang trại, mầm bệnh tồn tại lâu dài trong môi trường, trong phân, đất... rất khó để loại trừ được bệnh. Do vậy, cần phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan vào cơ sở chăn nuôi:

           1. Áp dụng chăn nuôi theo phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, có nghĩa là phải chú trọng phòng dịch từ xa như: mua giống lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, được kiểm dịch, được giám sát bệnh truyền nhiễm định kỳ và có kêt quả âm tính; chồng trại phải được xây dựng hệ thông xử lý phân thải, nước thải; thường xuyên khử trùng, tiêu độc, xử lý môi trường chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, ủ phân sinh học; hạn chế hoặc không cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp để tiêu diệt, ngăn ngừa côn trùng, chuột hoặc động vật khác (chó, mèo...) vào khu vực chăn nuôi...

          2. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh ; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng

           3. Tăng cường giám sát chủ động; lợn chết không rõ nguyên nhân, lợn nghi mắc bệnh ở các trại cân phải được lấy mẫu xét nghiệm.

           4. Báo cáo ngay cho chính quyền địa phương cấp xã và cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện lợn ốm, chết, nghi bị bệnh để có giải pháp xử lý kịp thời, nhằm khống chế và xử lý ngay trong diện hẹp.

          Tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt “5 không”: trong phòng, chống dịch bệnh: Không giấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Hướng dẫn phòng, chống dịch tả lợn châu phi: tại đây 42 CCTY.pdf