Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Nông nghiệp và PTNT

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

LỊCH THỜI VỤ QUÝ I NĂM 2024

                                               LỊCH THỜI VỤ QUÝ I NĂM 2024

THÁNG 01 NĂM 2024

Trồng trọt

- Tiếp tục gieo trồng các loại rau vụ Đông Xuân.

- Chăm sóc cây vụ Đông (Các loại rau, khoai tây, ớt, thuốc lá, thạch đen, ...). Trên cây rau họ hoa thập tự; chú ý: Bệnh sương mai, đốm vòng, thối nhũn, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy; Trên cây ớt, khoai tây chú ý: bệnh mốc sương khoai tây, xoăn lá, ...; Trên cây thuốc lá: Bệnh đốm lá, khảm lá, xoăn lá, đen thân, ...

- Có phương án chủ động phòng tránh các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (sương muối, băng giá, …) cho cây trồng.

Chăn nuôi

- Thực hiện khai báo trong chăn nuôi; tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng nuôi và khu vực xung quanh; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.

- Vỗ béo gia súc, gia cầm xuất bán dịp Tết Nguyên đán; Chăm sóc trâu bò cày kéo, trâu bò cái nuôi con.

- Đẩy mạnh phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi: Che chắn chuồng trại, tận dụng rơm khô, cỏ khô cho gia súc; bổ sung thức ăn tinh, nấu cháo, cho ăn rơm đã được kiềm hóa; tuyệt đối không thả rông gia súc khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120c.

- Phối giống cho trâu, bò, lợn động dục.

Thú y

- Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác.

- Phòng bệnh viêm phổi, cước chân gia súc; phòng trị ghẻ, rận; tẩy giun, sán cho bê, nghé, lợn, gia cầm.

- Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh 1-2 lần/tuần.

Thủy sản

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đàn cá bằng cách cho ăn đủ dinh dưỡng; theo dõi và bổ sung nước kịp thời; Định kỳ 20 ngày thay 25-30% lượng nước trong ao.

- Tích cực chống rét cho đàn cá:

+ Bổ sung thêm vitamin C lượng 3 -5g/kg thức ăn; định kỳ 1 tháng/1 lần, dùng  50g  củ tỏi  tươi  nghiền  nát/10  kg  thức  ăn  cho  cá  ăn  liên  tục  trong  5-7 ngày/tháng  nhằm tăng cường  hệ tiêu  hóa  và  sức đề kháng  cho  cá. Khi  nhiệt độ nước ao xuống dưới 15­ 0 C cần ngừng cho cá ăn.

+  Hàng  ngày  theo  dõi  chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ, vô cơ xuống ao. Định kỳ 15-20 ngày/1 lần, sử dụng vôi bột với lượng 2-3 kg/100m3 Hòa vào nước sau đó té đều xuống ao để khử trùng nước ao nuôi, phòng bệnh cho cá (hoặc dùng một số loại hóa chất để khử trùng nước ao nuôi). Thường xuyên quan sát,  phát  hiện  các  biểu  hiện  bất thường trong ao nuôi để tìm  biện  pháp  xử lý  kịp thời.

+ Đối với nuôi cá lồng nên di chuyển lồng vào khu vực kín gió, có thể sử dụng nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi 1,8 -2,0m.

- Có biện pháp phòng bệnh nấm thủy mi và một số bệnh khác.

THÁNG 02 NĂM 2024

Trồng trọt

- Chủ động theo dõi thời tiết để gieo mạ và trồng ngô xuân:

- Gieo mạ trong khoảng thời gian từ 20/02 đến 05/3. Sử dụng các giống lúa thuần như: Khang dân 18, DV108, Kim cương 90, lúa Nhật J02,...và một số giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao: Nhị Ưu 838, TH 3-5, GS55, Sán ưu 63...Che phủ nilon, chăm sóc (bón tro bếp, lân...) chống rét cho mạ.

- Gieo trồng ngô xuân từ 20/02 đến 05/3 trên đất một vụ lúa với các giống như  CP 111, CP511, CP999, NK6654, NK4300, NK7328, ...

- Trồng lạc xuân, đỗ t­ương xuân từ  20/2 đến 10/3; Trồng thuốc lá xuân trong tháng 2; Trồng thạch đen vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3.

- Tập trung trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả từ tháng 2 đến tháng 4.

- Chiết, ghép cây ăn quả vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4.

Chăn nuôi

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm; tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm; nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng. Chú ý chăm sóc trâu, bò cày kéo, trâu bò đang nuôi con.

- Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh. Máng ăn, uống phải được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày trước khi cho ăn.

Thú y

- Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác.

- Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn.

- Phòng bệnh cước chân gia súc, bệnh liệt dạ cỏ ở gia súc nhai lại…

- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh 1-2 lần/tuần

Thủy sản

- Tích cực chống rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn cá.

+ Bổ sung thêm vitamin C lượng 3 -5g/kg thức ăn; định kỳ 1 tháng/1 lần, dùng  50g  củ tỏi  tươi  nghiền  nát/10  kg  thức  ăn  cho  cá  ăn  liên  tục  trong  5-7 ngày/tháng  nhằm tăng cường  hệ tiêu  hóa  và  sức đề kháng  cho  cá. Khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 15­ 0 C cần ngừng cho cá ăn.

+  Hàng  ngày  theo  dõi  chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ, vô cơ xuống ao. Định kỳ 15-20 ngày/1 lần, sử dụng vôi bột với lượng 2-3 kg/100m3 Hòa vào nước sau đó té đều xuống ao để khử trùng nước  ao nuôi, phòng  bệnh  cho  cá (hoặc dùng một số loại hóa chất để khử trùng nước ao nuôi). Thường xuyên quan sát,  phát  hiện các  biểu  hiện  bất thường trong ao nuôi để tìm  biện pháp  xử lý  kịp thời.

+ Đối với nuôi cá lồng nên di chuyển lồng vào khu vực kín gió, có thể sử dụng nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi 1,8 -2,0m.

- Tu sửa hệ thống ao, vệ sinh khu vực ao nuôi; dọn sạch bờ cây bụi cỏ, lấp kín các hang hốc quanh bờ triệt tiêu nơi trú ngụ của ếch nhái và các loài địch hại gây hại cho cá.

THÁNG 3 NĂM 2024

Trồng trọt

- Cấy lúa xuân từ 12/3 và hoàn thành xong trong tháng 3.

- Trồng ngô xuân trên đất thổ canh, n­ương bãi...trong tháng 3, bằng các giống ngô lai mới năng suất, chất lượng cao: CP111, CP511, CP999, NK6654, NK4300, NK7328, …

- Tập trung trồng d­ưa hấu trong tháng 3. Các loại dưa khác trồng rải vụ đến hết tháng 8.

- Chăm sóc các loại cây trồng: Chú ý bón thúc, đảm bảo nước cho lúa, phòng trừ sâu xám hại ngô; sâu tơ, sâu xanh hại rau, đậu; bệnh thối đen trên bắp cải.

- Thu hoạch, kết thúc thu hoạch khoai tây trong tháng 3.

Chăn nuôi

- Tăng cường chăm sóc trâu, bò giống, phối giống cho trâu, bò, lợn..

- Tăng cường nuôi dưỡng cho trâu bò cày kéo để sản xuất vụ xuân.

- Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

- Nhân, nhập đàn Ong nuôi tại hộ gia đình.

Thú y

- Tăng cường giám sát bệnh Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi viêm da nổi cục trâu bò và các bệnh khác.

- Chuẩn bị vật tư, vắc xin, nhân lực phục vụ công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1: Lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu bò; dại chó mèo; dịch tả lợn, phó thương hàn lợn, đóng dấu lợn, Tụ huyết trùng, Niu-cát-xơn,

Thủy sản

- Tháo ao cải tạo, nạo vét bùn đáy ao; bón vôi tẩy dọn ao nuôi trước khi thả cá trong vụ nuôi mới (liều lượng 10 - 12kg vôi/m2 ao có nước; 08 - 10 kg vôi/m2 ao cạn); Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2-0,3kg/m³ nước để diệt ấu trùng gây bệnh trùng mỏ neo.

- Ương nuôi cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống.

Ghi chú: Sản xuất vụ Đông Xuân 2023- 2024 tiếp tục chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu hơn, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 0C so với TBNN; rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn và số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng thấp hơn so với TBNN. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh đặc biệt trong những tháng chính đông gây rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá có thể xảy ra. Vì vậy, cần chủ động theo dõi thời tiết, tranh thủ điều kiện thuận lợi để đẩy sớm thời gian gieo trồng vụ Xuân, giảm áp lực cho vụ Mùa./.                                    

          Bài: Diệu Huyền – Phòng TSKTTH

  


Nguồn:sonn.langson.gov.vn Sao chép liên kết