Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Nông nghiệp và PTNT

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI VÙNG TRỒNG ỚT XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

 

 

Ớt (Capsium frutescens L.) là loại quả gia vị được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày là mặt hàng xuất khẩu lớn. Ớt xuất khẩu sang Trung Quốc là ớt tươi chín mọng được trồng tại Việt Nam ở các vùng trồng đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số.

 

Xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi sang Trung Quốc

Ảnh: Vùng trồng ớt xuất khẩu

1. Yêu cầu chung

- Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc, vùng trồng ớt phải đăng ký với Cục BVTV - Bộ NN và PTNT (MARD)  và được phê duyệt bởi Cục BVTV và Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC).

- Vùng trồng ớt phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất; thực hiện việc điều tra và quản lý đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm.

- Đơn vị chuyên môn tại địa phương thực hiện việc giám sát định kỳ để đảm bảo các vùng trồng ớt đã được cấp mã số luôn đáp ứng quy định của Trung Quốc. Phối hợp với Cục BVTV tiến hành kiểm tra đột xuất vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.

2. Yêu cầu về quản lý dịch hại

- MARD phải tiến hành điều tra dịch hại và áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) các loài gây hại kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm bằng cách áp dụng các phương pháp điều tra và kiểm tra kiểm dịch thực vật được quốc tế công nhận, đồng thời lưu giữ các hồ sơ.

- Phải thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với 05 đối tượng KDTV của Trung Quốc, đảm bảo ớt xuất khẩu sang Trung Quốc không nhiễm các đối tượng này:

1. Rầy phấn trắng - Aleurodicus dispersus

2. Ruồi đục quả - Bactrocera caudata

3. Ruồi đục quả - Bactrocera correcta

4. Ruồi đục quả - Bactrocera latifrons

5. Rệp sáp giả - Phenacoccus solenopsis 

 

Ruồi đục quả

Bactrocera correcta

Ruồi đục quả

Bactrocera caudata

Rầy lưng trắng

Aleurodicus dispersus

Ruồi đục quả

Bactrocera latifrons

Rệp sáp giả

Phenacoccus solenopsis

 

- Ớt được sản xuất từ vùng trồng đảm bảo được giám sát không nhiễm ruồi đục quả;

- Thực hiện giám sát ruồi đục quả tại vườn trồng trong ít nhất 1 vụ sản xuất và tại cơ sở đóng gói theo các yêu cầu tại Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật số 6 và số 26 (ISPM 6, ISPM 26).

(1) Mật độ đặt bẫy: 1 bẫy/km, (2) Sử dụng chất dẫn dụ ruồi đục quả trên ớt (protein dẫn dụ), (3) Tần suất kiểm tra bẫy 7 ngày hoặc 15 ngày một lần (tùy theo loại bẫy), sau 4 lần kiểm tra bẫy thì thay chất dẫn dụ mới.

Trong trường hợp phát hiện thấy các loài sinh vật gây hại mới, MARD cần thông báo ngay cho GACC và cung cấp thông tin về tình hình xuất hiện và các biện pháp quản lý đã áp dụng.

Việc theo dõi và phòng trừ sinh vật gây hại và dịch bệnh gây hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và phải được đào tạo bởi MARD hoặc các đơn vị đào tạo được MARD ủy quyền.

Ảnh: Điều tra sinh vật và bệnh gây hại trên ớt

3. Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV và phân bón

- Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam (Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/12/2021).

- Đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của Trung Quốc.

- Đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc sử dụng trong quá trình canh tác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Ngưỡng dư lượng tối đa cho phép (MRL) của một số hoạt chất

thuốc BVTV trên quả ớt tươi

TT

Tên hoạt chất

MRL (mg/kg)

1

Abamectin

0.05

2

Metriam

1.0

3

Mancozeb

1.0

4

Chlorothalonil

5.0

5

Dichlofluanid

2.0

6

Pyraclostrobin

0.5

7

Profenofos

3.0

8

Tebufenozide

1.0

9

Kasugamycin

0.1

10

Pyridaben

2.0

11

Dithiocarbamate

1.0

12

Dinocap

0.2

13

Carbosulfan

0.1

14

Carbendazim

2.0

15

Spinosad

1.0

16

Dithianon

2.0

17

Fluopicolide

0.1

18

Cyfluthrin

0.2

19

Metalaxyl

0.5

20

Dimethoate

0.5

21

Cypermethrin

0.5

4. Yêu cầu về ghi chép hồ sơ

Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.

Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.

     5. Yêu cầu khác

- Áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

- Vệ sinh vườn trồng.

- Cách xa nguồn ô nhiễm.

- Loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng./.

Kỹ sư: Hoàng Văn Lợi

Phó trưởng phòng TTBV và KDTV

Chi cục Trồng trọt và BVTV

 


Nguồn:sonn.langson.gov.vn Sao chép liên kết